Tháng 10/2021, một số chính sách mới có hiệu lực tác động đến doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây là tổng hợp những chính sách mới nổi bật về doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 10/2021.
1. Tăng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngày 01/10/2021,
Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chính thức có hiệu lực.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan đến việc hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực...cho các doanh nghiệp này.
Một số đối tượng khác cũng được hỗ trợ những chính trên là doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Đáng chú ý, các mức hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được tăng đáng kể, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp (trước đây chỉ tối đa 3 triệu đồng); doanh nghiệp nhỏ không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp (trước đây không quá 5 triệu đồng)…
2. Thêm nhiều chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ
Trước đây, Nghị định 39/2018/NĐ - CP không quy định về đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữa làm chủ.
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật được ưu hỗ trợ trước các chính sách dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể các nhóm doanh nghiệp này được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, điển hình như:
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
3. Ban hành Danh mục ngành, nghề lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập hành công ty cổ phần.
Tại điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định 150/2020/NĐ-CP có quy định Thủ tướng chính phủ: “Quyết định ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần”.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 26/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2021 về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau chuyển đổi, cụ thể:
Phân loại |
Damh mục ngành, nghề |
Danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: |
Khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch; thoát nước đô thị, nông thôn. |
Danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không giữ cổ phần; khi chào bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ trên 35% đến 50% vốn điều lệ để bảo đảm vai trò của Nhà nước, ổn định tổ chức và duy trì chất lượng dịch vụ cung cấp sau cổ phần hóa |
- Vệ sinh môi trường, xử lý nước thải;
- Chiếu sáng công cộng;
- Dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực: lập quy hoạch đô thị, kế toán, kiểm toán, thuế, thẩm định giá, nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận xã hội, tư vấn quản lý kinh doanh;
- Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học công nghệ; dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội;
- Dịch vụ thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (trừ các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội);
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ;
- Quản lý, bảo trì bến tàu, bến xe;
- Đào tạo và sát hạch lái xe (không hoạt động theo mô hình trường học);
- Kinh doanh mặt bằng hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư;
- Dịch vụ hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường, quảng bá du lịch;
- Quản lý bất động sản, quản lý chợ, trung tâm thương mại;
- Kinh doanh nhà khách, nhà nghỉ; dịch vụ lưu trú ngắn ngày và phục vụ hội họp;
- Phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp (không bao gồm lĩnh vực phát triển quỹ đất). |
Trên đây là một số chính sách mới nổi bật về xây dựng có hiệu lực tháng 10/2021.
Nếu vẫn còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ
1800 5588 50 để được hỗ trợ.